Làm quen với nước - Dạy kèm bơi chuyên nghiệp tại Hà Nội

Làm quen với nước
Đăng ngày: 15/05/2012
Không ai có thể phủ nhận bơi lội là môn thể thao có nhiều lợi ích và rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của chúng ta… Bơi lội là môn thể thao hoàn chỉnh nhất làm phát triển thân thể một cách toàn diện, cân đối, hoàn hảo nhất, giúp tăng nhanh chóng chiều cao, phòng chống một số bệnh tật như: vẹo cột sống, gầy còm, kém ăn, mất ngủ, một số bệnh về tim mạch, bệnh do thiếu vận động, là phương pháp mát-xa đơn giản mà hiệu quả…
Để biết bơi thì không khó, nhưng để bơi thế nào cho đúng và phát huy được hết những lợi ích của môn bơi lội thì không đơn giản, nếu chúng ta không có sự kiên trì, lòng đam mêm và một phương pháp tập luyện khoa học mang tính bài bản.

Dưới đây là những bài học mang tính cơ bản nhất, dành cho người chưa biết bơi và mới học bơi.


Làm quen với nước

Trước khi tập, bạn nên nhảy dây, khởi động bằng những động tác làm mềm dẻo các khớp xương, các cơ bắp hoặc chạy vài vòng  làm nóng cơ thể (không nên chạy vòng  quanh bể bơi vì ở đó rất trơn và dễ làm cho bạn bị ngã). Sau đó, bạn tắm rửa và bước xuống bể theo hình chỉ dẫn sau:


I. Cách xuống và lên bể bơi:

1. Cách xuống bằng tay nắm:



2. Cách xuống và lên bằng thang:



3. Cách xuống bể và lên bờ khi bề không có cầu thang hay tay nắm:

a) Cách xuống:

 



b) Cách lên:


II. Tập nín thở lâu dưới mặt nước:


Động tác này rất quan trọng, bởi vì, nếu người học bơi không biết nín thở và nằm ngang trên nước và lướt nước thì không thể tập bơi được. Hãy tập nín thở dưới nước (Càng lâu càng tốt, tư thế như hình vẽ), nín thở ít nhất từ 10-20 giây trở lên (nhẩm đếm).
Nắm thành bể, hít thật sâu, ngồi xuống, đầu chìm trong nước, nín thở càng lâu càng tốt.
 
III. Tập hít, thở dưới nước:

 
Cách hít thở khi bơi khác với trên bờ. Bạn cần phải tập nhiều lần cho quen.

1. Nắm thành bể hoặc chống gối, gập người lại, mặt úp xuống nước “thổi” hết không khí, tống hơi ra thành những bọt khí trong nước (thở ra). Sau đó, bãnh hãy ngẩng đầu lên hay nghiêng đầu qua một bên há miệng (hít vào) bằng miệng và mũi (Chủ yếu bằng miệng, vì tránh không cho nước vào mũi).

2. Nắm thành bể, hụp lên hụp xuống nhiều lần, liên tục (hụp xuống thổi bong bóng ra, trồi lên há miệng hít hơi vào).

IV. Tập nổi người:

1. Mực nước ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng. Lúc đầu người sẽ chìm, nhưng từ từ thân người sẽ nổi hẳn lên.

 


2. Khi người nổi hẳn lên, bạn duổi tay và chân thẳng ra như tấm ván. Và Khi nào hết hơi, bạn co chân lại, đứng llên.

 

 
V. Lướt nước:

Đây là động tác rất quan trọng. Thực hiện được động tác này thì việc học bơi thật dễ dàng và nắm chắc thành công.

 


1. Mực nước sâu ngang bụng hay ngực:
- Tựa lựng vào thành bể, hít hơi vào, nín thở:
+ Hãy duỗi thắng tay về phía trước.
+ Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạ o thành mũi nhọn (ít bị cản nước)
2. Mặt úp xuống nước:


- Người hơi nghiêng về phía trước.
- Đưa mông lên cao, co 2 chân lên cao.

3. Đạp mạnh vào thành bể. Phóng mình về phía trước. Duỗi thẳng chân.



4. Thân người nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước.


VI. Tập đứng lên:
- Khi đang lướt nước, muốn đứng lại.
- Bạn hãy co 2 chân về phía trước ngực. Kéo 2 tay về phía sau. Quạt nước từ trước ra sau bằng cả hai tay.
- Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên (thật dễ dàng).

 
Sưu tầm
Các tin liên quan
Nguyên tắc bơi(15/05/2015)
Các khóa học
Dạy bơi trẻ em
Đăng ký ngay học bơi cho bé từ 6 tuổi giúp bé có thể chuẩn bị đầy đủ nhất về thể chất
Dạy bơi người lớn
Bợi lội mang rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phòng trừ viêm khớp, tốt cho tuần hoàn máu...
Video clips
Phụ kiện - Đồ bơi
Mũ bơi
Mũ bơi là phụ kiện không thể thiếu trong quá trình học bơi , giúp tóc không bị ướt và cản trở khả...
Áo bơi
Áo bơi giúp cơ thể tiếp xúc thoải mái với nước khi tập bơi
Kính bơi
Kính bơi giúp bảo vệ mắt trong quá trình bơi
Phao bơi
Phao bơi giúp bạn hoàn thiện động tác đập chân